Hội thảo khoa học
Chia sẻ kinh nghiệm và kế hoạch đào tạo ngành Logistics
Sáng ngày 22/6, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm và kế hoạch đào tạo ngành Logistics” thu hút gần 200 đại biểu tham dự.
Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp
đóng vai trò quyết định trong việc đào tạo đúng hướng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Tham dự Hội thảo có đại diện các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đại diện các Hiệp hội nghề nghiệp, các trường cao đẳng, trung cấp, đại diện chương trình Aus4Skills, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực Logistics cùng đại diện cơ quan báo đài đến dự và đưa tin.
Về phía Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có NGƯT. Lâm Văn Quản - Hiệu trưởng nhà trường cùng các Phó Hiệu trưởng, trưởng, phó các đơn vị và đông đảo giảng viên tham dự.
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo một diễn đàn cho người tham dự chương trình Aus4Skills, các cơ quan chính phủ, các trường nghề và các doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn và các ý tưởng khả thi trong việc phát triển nguồn nhân lực và giải pháp đào tạo đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
ThS. Nguyễn Thị Trúc Phương (bên trái) và ThS. Phan Nguyễn Mai Trang (bên phải), Khoa Quản trị - Kinh doanh, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại hội thảo
Theo ThS. Nguyễn Thị Trúc Phương và ThS. Phan Nguyễn Mai Trang, Khoa Quản trị - Kinh doanh, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp đào tạo và đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực CBTA (Competency-based Training and Assessment) là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển đào tạo nghề tại Việt Nam. Chính vì vậy, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai khóa học thử nghiệm “Chọn và xử lý đơn hàng” trong khuôn khổ dự án Aus4skills hoàn toàn theo hướng tiếp cận năng lực. Sau khóa học, nhóm giảng viên tham gia chương trình đã bước đầu làm quen với CBTA, đạt được những kết quả khả quan đồng thời cũng rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn các khóa học Logistics ngắn hạn theo hướng tiếp cận năng lực.
ThS. Nguyễn Thị Bích, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh
bày tỏ quan điểm xây dựng chương trình đào tạo ngành Logistics
Còn theo ThS. Nguyễn Thị Bích, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, vai trò của doanh nghiệp đối với Ngành là rất quan trọng, là cầu nối hai bên đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Một ngành muốn thành công và phát triển cần có kết nối giữa 3 nhà: “Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh Nghiệp”. Để phát triển đúng hướng, tiết kiệm thời gian, các trường nên “đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp” giúp học sinh - sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay, không phải đào tạo bổ sung.
Ông Wayne Striplin - Trường Cao đẳng Quốc tế Strategix và Bà Lou De Castro Myles
- Trường Đại học Công nghệ Queensland chia sẻ kinh nghiệm đào tạo logistics tại Úc
Và các đại biểu chia sẻ quan điểm trong lĩnh vực đào tạo ngành Logistics tại Việt Nam
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp cùng vai trò định hướng của cơ quan quản lý nhà nước trong đào tạo sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực trẻ có tay nghề cao cho ngành Logistics nói riêng và cho tất cả các ngành nghề khác nói chung.
Ông Đặng Minh Sự, Trưởng Phòng GDNN, Sở LĐ TB&XH TP. Hồ Chí Minh cho rằng vai trò điều tiết
của cơ quản lý nhà nước là điều kiện tiên quyết để mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường
Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Phòng GDNN, Sở LĐ TB&XH TP. Hồ Chí Minh Ông Đặng Minh Sự cho rằng, việc xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo gắn với thực tiễn là vô cùng cần thiết. Trong đó, các Hiệp hội nên đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà trường để thúc đẩy đào tạo theo “đơn đặt hàng”, đáp ứng nhu cầu thiết thực về nhân lực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các Trường cũng nên chủ động mở rộng quan hệ với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành tại doanh nghiệp. Trong đó, vai trò điều tiết của cơ quản lý nhà nước là điều kiện tiên quyết để mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường đạt được kết quả mong muốn.
Diễn đàn ‘Phát triển nguồn nhân lực cho ngành Logistics và xu hướng tại Việt Nam 2019” tổ chức ngày 16/5/2019 khẳng định hiện có khoảng 3000 doanh nghiệp Logistics trong đó 54% đang hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh và chỉ có khoảng 10% nhân lực đáp ứng đủ nhu cầu của ngành. Đây là thông tin quan trọng để các trường trung cấp, cao đẳng nghề định hướng trong tuyển sinh và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp và xã hội.
Ông Hoàng Thái Sơn - Vụ Đào tạo chính quy, Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH)
chia sẻ ý kiến tại hội thảo
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm


Tin liên quan
- HCE tổ chức tập huấn kỹ năng biên tập, viết tin, bài cho đội ngũ quản lí, nhân viên, giảng viên Nhà trường
- HCE tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thích ứng trong thời kỳ chuyển đổi số”.
- Thách thức và giải pháp của việc giảng dạy tiếng Anh tại Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Thanh niên với Công tác xã hội ngày nay
- Tọa đàm với chuyên gia về chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng